Xử lý chất thải từ tấm quang năng mặt trời khi hết hạn sử dụng ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời

Vấn đề xử lý chất thải từ tấm quang năng mặt trời và cánh tua bin gió khi hết hạn sử dụng ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan ngại, đòi hỏi sự chú trọng và giải pháp thích hợp từ cả Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng.

https://static.fireant.vn/Upload/20230111/images/5351_image1.png

Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống năm 2022

Hiện nay, điện mặt trời và điện gió đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào tổng công suất nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên với vòng đời của dự án điện mặt trời và điện gió chỉ từ 20 đến 30 năm khi những dự án này kết thúc hoạt động, lượng chất thải sẽ phát sinh rất lớn đòi hỏi phải có các giải pháp xử lý và tái chế hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo các nghiên cứu từ Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tư vấn Quốc tế và Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là mục tiêu chính để thay thế năng lượng hóa thạch. Hiện nay, NLTT (không bao gồm thủy điện) đã chiếm 26,4% tổng công suất nguồn điện tại Việt Nam và dự kiến sẽ tăng lên từ 59,5% đến 63,8% vào năm 2050.

Nguồn điện

Đến năm 2030

Đến năm 2030

Điện gió

Trong đó: Điện gió trên bờ

Điện gió ngoài khơi

27.880 MW (18,5%)

130.050 - 168.550 MW (26,5-29,4%)

21.880 MW (14,5%)

60.050 - 77.050 MW (12,2-13,4%)

6.000 MW (4%)

70.000 - 91.500 MW (14,3-16%)

Điện mặt trời

12.836 (8,5%)

168.594 - 189.294

(33-34,4%)

Năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống. (Nguồn: Quy hoạch Điện VIII).

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khi các tấm quang điện và cánh tua bin gió hết hạn sử dụng, cần thiết phải xem xét các giải pháp về quản lý chất thải và tái chế sau vòng đời dự án. Tính chất của chất thải từ NLTT bao gồm cả thành phần thông thường và chất thải nguy hại. Thành phần thông thường của tấm quang điện chiếm hơn 80% khối lượng và có thể tái chế được. Trong khi đó, phần còn lại chủ yếu bao gồm kim loại nặng và được coi là chất thải nguy hại đòi hỏi quá trình xử lý và tái chế phức tạp hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về quản lý chất thải từ NLTT. Tuy nhiên thông qua Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định về quản lý chất thải, các nhà sản xuất và nhập khẩu cần chọn các hình thức tái chế như tự tái chế, thuê đơn vị tái chế hoặc ủy quyền cho bên thứ ba để tổ chức tái chế. Ngoài ra, cơ chế đóng góp tài chính cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam cũng có thể áp dụng.

Quy định quốc tế về chất thải từ tấm quang điện mặt trời:

Các tấm quang điện mặt trời cuối vòng đời đã được xem như là chất thải điện tử. Kể từ năm 2012, châu Âu đã thiết lập các điều khoản quy định về quản lý cuối vòng đời của các tấm quang điện mặt trời vào Khung quy định về Bổ sung thêm trách nhiệm của nhà sản xuất, quy định cụ thể đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu tấm quang điện. Tuy nhiên, các quốc gia như Úc, Trung Quốc, Hoa Kỳ hiện có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất thế giới nhưng vẫn chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về quản lý chất thải điện mặt trời khi hết hạn sử dụng.

Hiện trạng công nghệ tái chế tấm quang năng:

Thứ tự quá trình tái chế tấm quang năng bắt đầu bằng việc loại bỏ hộp nối và khung nhôm, sau đó là tách bảng điều khiển để tách các tấm quang điện mặt trời, kính phía trước và lớp nhựa. Kỹ thuật tách lớp có thể được phân thành các loại cơ bản như: Tách cơ học, kỹ thuật nhiệt và phương pháp hóa học. Trong đó, phương pháp cơ học được sử dụng phổ biến nhất do tiêu thụ năng lượng thấp và phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có. Kỹ thuật tái chế dựa vào kỹ thuật phân tách cơ học là hấp dẫn nhất với mức đầu tư tối thiểu và tỷ lệ thu hồi 85% lượng vật liệu (kính, khung nhôm, hộp phân phối và dây cáp). Còn phương pháp nhiệt phân cho phép phân tách tinh khiết hơn và có thể thu hồi đến 95% vật liệu từ các tấm quang điện .

Cơ sở hạ tầng quản lý chất thải tấm pin năng lượng mặt trời:

Hiện nay, việc thu gom rác thải điện mặt trời chưa được tổ chức và thực hiện một cách chính thức, bởi vì thực chất chưa có loại rác thải này, mà khoảng 20 - 30 năm nữa mới xuất hiện. Tuy nhiên, khi xuất hiện loại rác thải này thì việc thu gom, tháo dỡ, phân loại hợp lý, an toàn và thân thiện với môi trường đòi hỏi phải có hỗ trợ tài chính để đảm bảo khả năng tồn tại của hệ thống thu gom và mạng lưới các trung tâm xử lý.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc thu gom và xử lý các tấm quang điện trong những năm qua, cũng như kinh nghiệm sâu rộng hơn từ các dòng chất thải như thiết bị điện, điện tử cho thấy: Giá trị vật chất thực của chất thải vượt quá tổng chi phí thu gom, tập kết, vận chuyển và xử lý. Do đó, trước khi triển khai việc thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải đó cần phân tích chi tiết về chi phí để thiết lập kế hoạch hoạt động và tài chính, với việc xác định rõ ràng các nguồn tài chính phù hợp với nguyên tắc “Bên gây ô nhiễm phải chi trả”.

Lời kết:

Mặc dù việc xử lý chất thải từ NLTT chưa được tổ chức chính thức tại Việt Nam do chưa có loại chất thải này nhưng cần có các kế hoạch và cơ sở hạ tầng phù hợp để quản lý hiệu quả khi tấm pin năng lượng mặt trời và cánh tua bin gió bị thải ra trong tương lai. Điều này đòi hỏi sự cùng tác động của chính phủ, các doanh nghiệp và cả cộng đồng để đảm bảo việc xử lý chất thải một cách an toàn, hiệu quả, và bảo vệ môi trường.

Theo Năng lượng Việt Nam