Đây là 4 thiết bị module đầu tiên trong hợp đồng 110 thiết bị Module cho nhà máy sản xuất Hydrogen xanh mà Lilama đã ký với đối tác. Theo đó Lilama sẽ cung cấp vật tư, gia công chế tạo, lắp đặt tổ hợp hoàn chỉnh, đóng kiện vận chuyển và bàn giao cho Thyssen krupp.
Module có chiều dài 55m, rộng 5m, cao 8m, trọng lượng khoảng 200 tấn với hàng nghìn thiết bị được kết nối với nhau. Các module khi chế tạo, lắp đặt và tổ hợp có độ chính xác cao, sai số nhỏ, dung sai luôn luôn dưới 2mm. Trung bình mất khoảng 70 ngày để hoàn thành một module từ khi gia công chế tạo đến tổ hợp hoàn chỉnh.
Dự án được bắt đầu triển khai thi công từ giữa tháng 12/2022 thực hiện đồng thời tại 2 xưởng. Xưởng chế tạo tại Hải Dương gia công chế tạo thiết bị kết cấu thép. Xưởng Phà Rừng gia công chế tạo ống công nghệ, lắp đặt tổ hợp cơ khí, hệ thống E&I, đóng kiện phục vụ công tác vận chuyển.
Đội công trình số 2 Lilama (đơn vị trực tiếp đã triển khai gia công chế tạo 27/110 module đầu tiên của dự án và triển khai lắp đặt, tổ hợp cho 16 module đầu tiên. Cuối tháng 9/2023 lô 4 module đầu tiên đã cơ bản hoàn thiện công tác thi công để nghiệm thu và bàn giao cho đối tác trong thời gian tới. Mỗi modul khi xuất đi sẽ tách thành 26 block đóng vào các công ten nơ vận chuyển và bàn giao tại cảng Hải Phòng.Theo tiến độ khoảng tháng 8 năm 2025 sẽ hoàn thành toàn bộ 110 modul bàn giao cho tổng thầu Thyssen.
Để thực hiện công việc này, Lilama đã huy động khoảng 800 cán bộ kỹ sư, công nhân phục bao gồm lực lượng gia công kết cấu thép tại Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị Hải Dương khoảng hơn 300 người, tại nhà máy chế tạo phà rừng là 350 người của Đội công trình số 2 và 100 người của các nhà thầu phụ tham gia dự án.
Đây là dự án đầu tiên Lilama tham gia vào lĩnh vực gia công chế tạo, lắp đặt tổ hợp thiết bị sản xuất nhiên liệu Hydrogen xanh. Và dự án này cũng là dự án đầu tiên trên thế giới sản xuất hydrogen xanh trên quy mô công nghiệp áp dụng công nghệ điện phân nước kiềm của tập đoàn Thyssen Krupp (Cộng hoà LB Đức).
110 Modulel ần này sẽ được xuất sang Ả rập cho nhà máy điện Hydro lớn nhất thế giới, sản xuất ra khoảng 600 tấn khí Hydro/ngày để phục vụ các nhà máy điện khí. Hiện tại trên thế giới có hai nhà máy đang chế tạo và tổ hợp thiết bị này, bao gồm 1 ở Việt Nam và 1 ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên ở Tây Ban Nha thì module nhỏ hơn chỉ 6m và chế tạo bằng 1/4 modul tại Việt Nam.
- Tác động của Hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu cơ khí Việt Nam
- Những điểm chính của Bản Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII vừa được Chính phủ phê duyệt
- Cơ hội Phát triển Nhà máy thông minh - Hợp tác giữa Samsung Electronics Việt Nam và Sở...
- VAMI thúc đẩy kết nối doanh nghiệp với công nghiệp quốc phòng phía Nam
- Tăng cường hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong phát triển Đường sắt
- Tập đoàn Thành Công chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công...
- ELECRAMA 2025 – Cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp ngành điện lực Ấn độ - Việt Nam
- Thấy những gì qua Hội thảo bàn về giải pháp để phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam
- Hội thảo “Doanh nghiệp Việt với chương trình Phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam”
- Việt – Ý mở rộng hợp tác: Thúc đẩy kết nối doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo qua "Italy in...
Bình luận (0)