Toàn cảnh sự kiện gặp gỡ giao lưu kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Án Độ
Tại trụ sở 655 Phạm Văn Đồng Hà Nội, IDC đã đón tiếp khoảng hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ, ngoài ra, còn có các đại diện đến từ các Hiệp hội như Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Hiệp hội doanh nhân quốc tế Việt Âu và đại diện các khu công nghiệp Việt Nam.
Đại diện phía đoàn Ấn Độ, bày tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực phát triển công nghiệp nói chung và công nghiêp hỗ trợ nói riêng đặc biệt liên quan đến ngành dệt may và cơ khí.
Theo đánh giá đại diện đoàn doanh nghiệp Ấn Độ, Việt Nam có sự chuyển biến nhanh từ một nước nông nghiệp và công nghiệp đơn sơ sang đất nước phát triển công nghiệp có tỷ trọng lớn và đang rất tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua và đoàn đặc biệt chú ý đến việc gần đầy có một làn sóng các tập đoàn lớn tới đầu tư tại Việt Nam bên cạnh những tập đoàn lớn khác như Samsung, LG,... Riêng Samsung chiếm tỷ trọng sản xuất trên 50% sản lượng toàn cầu được thực hiện tại Việt Nam.
Ấn Độ cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc giờ đây họ muốn tăng cường thúc đẩy hợp tác và nghiên cứu, học hỏi với các doanh nghiệp Việt.
Phía đoàn doanh nghiệp Ấn Độ khẳng định mô hình của các doanh nghiệp Ấn Độ trong thời gian tới sẽ là Trung Quốc + 1. Điều đó có nghĩa là họ mong muốn Việt Nam sẽ tham gia vào chiến lược liên minh này: Trung Quốc-Việt Nam và Ấn Độ.
Do đó, họ đã thực hiện chuyến đi khảo sát thị trường bao gồm 31 doanh nghiệp công nghiệp Ấn Độ trong các lĩnh vực khác nhau nhưng nhiều nhất là các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp dệt may, da giày và cơ khí, công nghiệp phụ trợ.
Ông Cao Văn Bình, Giám đốc IDC phát biểu
Đại diện IDC đã giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp. Điều khiến các khách mời quan tâm là IDC có nhiệm vụ từ năm 2020 đến năm 2030 hỗ trợ phát triển công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thử nghiệm sản xuất phát triển mạng lưới cơ sở dữ liệu và kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước. IDC có một nguồn cơ sở dữ liệu CNHT khá lớn. Mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ đạt từ 10.000 lên 50.000 doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng Ban pháp chế VAMI
Bên cạnh đó IDC cũng mong muốn hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp thông qua các Hiệp hỗi lớn như VAMI. Đó chính là việc họ mong muốn VAMI có thể giới thiệu sâu hơn về chức năng nhiệm vụ cũng như số lượng, lĩnh vực hoạt động và khả năng của các doanh nghiệp thành viên. Theo đại diện của VAMI, hiệp hội này có hơn 200 doanh nghiệp riêng trong lĩnh vực ngành cơ khí lớn toàn quốc: như các tập đoàn Thaco, Thành Công, Veam, Lilama,… và những tập đoàn doanh nghiệp này cũng có vai trò kết nối và tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. Những doanh nghiệp lớn có đủ năng lực để hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế hoặc tự đầu tư mọi nguồn lực để nâng cao cơ sở hạ tầng phát triển ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp liên quan. VAMI có các doanh nghiệp cơ khí thuộc mọi thành phần nhà nước, tư nhân, liên doanh và quốc phòng,… nên đã thu hút được sự quan tâm của đoàn doanh nghiệp bạn.
Tại buổi hội thảo các doanh nghiệp Ấn Độ thuộc các lĩnh vực như Dệt May (dệt và nhuộm vải), Da giày; Sản xuất phụ tùng ô tô; Sản xuất thép hình (muốn kết nối doanh nghiệp Việt Nam để nhập khẩu thép); Sản xuất và thương mại nhập khẩu và cung cấp sản xuất gia dụng, sắt thép); Xây dựng; Sản xuất và thương mại bông (cung cấp cho các nhà máy sợi); Thương mại và Xuất khẩu Nông sản (gạo, thực phẩm ăn nhanh); Chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc; Công nghệ thông tin (phần mềm điện thoại Iphone, và các phần mềm điện tử khác); Thương mại Vàng bạc đá quý; Tài chính, kỹ sư đào tạo cơ khí,…
Về phía Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp Việt đã làm ăn với đối tác Ấn Độ qua đây vẫn mong muốn mở rộng mối quan hệ tìm thêm cơ hội mới. Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp cung cấp các thiết bị cơ khí như máy hàn, dập thép và cung cấp các giải pháp trọn gói cho các doanh nghiệp công nghiệp ô tô như Vinfast và Thaco Trường Hải,… Các doanh nghiệp của Hội Doanh nhân Quốc tế Việt Âu quan tâm xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp. Cũng có doanh nghiệp quan tâm cung cấp các sản phẩm điện điện tử, tìm nhà cung cấp linh kiện điện tử, thép tấm,…
Bên cạnh các Hiệp hội đại diện cho nhiều doanh nghiệp công nghiệp cơ khí và nông nghiệp, còn có đại diện cho các cụm khu công nghiệp Hải Phòng và Hải Dương cung cấp các giải pháp tư vấn và cho thuê cơ sở hạ tầng xây dựng các nhà máy tại Việt Nam.
Và một nội dung được các doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm trao đổi trong sự kiện liên quan đến lĩnh vực chế biến gạo, xi măng. Phía bạn mong muốn tìm doanh nghiệp Việt cùng họ liên danh, liên kết xuất khẩu gạo và xi măng sang nước thứ 3, đặc biệt vào thị trường các Tiểu vương quốc Ả rập. Trong khi họ mong muốn xuất khẩu bông sang thị trường Việt Nam.
Ông Cao Văn Bình đại diện cho IDC đã tiếp nhận các nhu cầu của doanh nghiệp Ấn Độ và hứa sẽ kết nối sâu hơn với các doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu của trung tâm và những doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực ngoài phạm vi quản lý như xây dựng, IDC sẽ làm việc với Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan để hỗ trợ kết nối nhanh nhất từ hai phía.
Ông Cao Văn Bình cũng cho biết IDC đã ký nhiều biên bản ghi nhớ với các tổ chức quốc tế để đào tạo nhiều khóa cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cấp giấy chứng nhận cho các học viên. Điều quan trọng, trung tâm đã được đầu tư một dàn trang thiết bị giúp các doanh nghiệp có thể cử nhân viên tới tham khảo học hỏi thực tế,… IDC trong thời gian tới sẽ tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ Cục Công nghiệp và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung của chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp khá hiệu quả như tích cực triển khai các hoạt động kết nối, phối hợp hợp tác với các công ty đa quốc gia (Toyota, Panasonic, Samsung,…) các tổ chức quốc tế (World Bank, UNDP, ILO,…) đại sứ quán các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương Quốc Anh,… Tất cả nhằm tổ chức tốt các hoạt động kết nối xúc tiến đầu tư, chia sẻ thông tin, cập nhật chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng.
- Vai trò của Lilama 10 trong chuỗi cung ứng năng lượng xanh toàn cầu của Tổng công ty lắp...
- Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao
- Điện mặt trời thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ và chuỗi sản xuất xanh?
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ ngành NLTT theo lộ trình đạt mục tiêu phát thải...
- Weldcom và Cơ Khí Ngãi Cầu hợp tác chiến lược toàn diện
- Thaco Industries: tăng cường hiện đại hóa và cải thiện năng suất trong công nghiệp và...
- Giới thiệu về cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) của EU và giải pháp giảm thiểu...
- Đồng chí Phan Tử Giang được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam
- Petrocons vững bước tới tương lai: ban hành Sổ tay văn hóa và TT VHDN
- SAMCO Được Vinh Danh "Doanh Nghiệp Xanh" Thành Phố Hồ Chí Minh
Bình luận (0)