Thách thức chưa có tiền lệ và những chia sẻ về giải pháp ứng phó.
Nhìn nhận, xác định vai trò của quản trị đối với một tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nói riêng, đặc biệt là kể từ khi COVID-19 xuất hiện.
Công tác quản trị luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển đối với một tổ chức, một đơn vị, hay cao hơn là một quốc gia, cộng đồng. Với doanh nghiệp thì việc quản trị đặt biệt quan trọng và nếu làm tốt, sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiêu quả hơn, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong các hoàn cảnh thay đổi của thị trường.
Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là vấn đề thuận lợi, dễ dàng, cho dù người quản lý có kiến thức sâu rộng, có tư duy chiến lược sắc bén hay có năng lực làm việc vượt trội thì trên thực tế công tác quản trị cũng vẫn thường gặp và vấp phải nhiều vấn đề phát sinh, cần xử lý.
Trong trạng thái bình thường, công việc quản trị doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ đã rất khó khăn, những người quản lý đã phải luôn trăn trở, xoay vần để tồn tại và phát triển với rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Và thách thức vô cùng lớn mà các doanh nghiệp phải đối diện là COVID-19 bất ngờ xuất hiện, một loại virus tàn độc, đã làm đảo lộn nhiều trật tự vốn có trên phạm vi toàn cầu, mang đến những tổn thất kinh hoàng, rất khó đoán định tới mọi nền kinh tế - xã hội và đời sống của toàn nhân loại. Việc phải chống chọi với đại dịch này, không có bất kỳ ngoại lệ nào trên khắp hành tinh, đặc biệt với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, nếu không muốn nói là yếu kém thì rất nhanh cạn kiệt sau thời gian ngắn bị tác động tiêu cực. Người quản lý, người lao đông, đều bị sốc, bất ngờ trước mối nguy hại khó đoán định của COVID-19, và đang gồng mình, tìm mọi kế sách thích ứng, phù hợp trong quản lý, điều hành nhằm duy trì sản xuất kinh doanh, kiên cường trụ vững, vượt qua thách thức. Nếu không nhanh, không phù hợp, không quyết liệt, không mạnh mẽ và quyết đoán thì doanh nghiệp sẽ phải ngưng trệ, đời sống người lao động gặp muôn vàn khó khăn, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp sẽ là điều dễ xuất hiện.v.v. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta không bàn thêm về khái niệm, mô hình, nguyên tắc.v.v của quản trị, mà chúng ta chỉ cùng nhau tìm hiểu, phân tích những thách thức khốc liệt, sâu sắc, chưa từng có tiền lệ và chia sẻ về giải pháp ứng phó của doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa trong thời đại dịch COVID-19.
Vậy đâu là sự ra tăng thách thức, kể từ khi COVID-19 xuất hiện và hoành hành trên khắp hành tinh? Đâu là những tác động tiêu cực quá sức chịu đựng của doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa? Chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích:
Việc xây dựng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch tổ chức thực hiện của doanh nghiệp: Chiến lược, mục tiêu, cải cách quản trị rủi ro 3 năm hoặc 5 năm và phương án triển khai theo mốc thời gian đã bị COVID-19 hủy hại. Việc lập kế hoặch phải là hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, thậm chí có thời điểm là theo ngày. Vì trong dịch bệnh sự an toàn, sức khỏe của người lao động là ưu tiên số một, vậy nên khi có bất kỳ biến cố nào xảy ra, nguy cơ lây lan tới một người, hoặc chỉ là F1,F2, F3 cũng như trong các tình huống cách ly, giãn cách, hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn hoặc ngưng trệ. Đó là lý do rất khó hoặc không thể xây dựng và thực thi chiến lược, mục tiêu như đã định, vì đây là tình huống vô cùng tồi tệ mà chưa có nhà quản lý, chuyên gia cao cấp nào trên thế giới biết và đoán định trước được.
Công tác tổ chức và quản trị nhân lực: Các doanh nghiệp phải bổ xung, cập nhật linh hoạt các giải pháp để quản lý việc đi lại, tiếp xúc xã hội, khai báo y tế, tình hình sức khỏe, tâm lý của mọi người trong đơn vị cũng như các đối tác của doanh nghiệp.v.v. Thực sự là khó khăn, vì một người tại đơn vị ngoài việc tiếp xúc với đồng nghiệp tại cơ quan, công trường, nhà máy hàng ngày vẫn phải tiếp xúc với gia đình, người thân và tiếp cận với các dịch vụ khác của cuộc sống, trong khi các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa chủ yếu tạo ra sản phẩm, làm dịch vụ bằng lao động trực tiếp.
Vấn đề hợp tác và thị trường công việc: Khi mà các vấn đề về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, chuyên gia cao cấp, chuyên ngành đối với hầu hết các sản phẩm, dịch vụ và đầu tư phát triển, vẫn phải hợp đồng thuê và chuyển giao từ các nước phát triển trên thế giới. Sự xuất hiện của COVID-19 đã giáng một đòn chí mạng, choáng váng thậm trí mất phương hướng đối với doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa. Bởi nhiều nước, nhiều nền kinh tế toàn cầu đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan, hoặc rất hạn chế và nghiêm ngặt. Như vậy, bên cạnh sự sụt giảm nghiêm trọng, thì việc tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khách hàng, tiếp cận với chuyên gia.v.v là không thể hoặc nếu có trong các trường hợp đặt biệt thì rất mất thời gian và kinh phí đội lên gấp bội. Đó là lý do mà vấn đề duy trì, mở rộng thị trường, đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ bị tắc nghẽn, gián đoạn và trong nhiều trường hợp thì ngưng trệ hoàn toàn.
Thiếu, gián đoạn và không có nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào : Hầu hết nguyên, vật liệu đầu vào cho gia công, chế tạo sản phẩm cơ khí và những dịch vụ lắp ráp, sửa chữa liên quan đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng khi COVID-19 xuất hiện, thì nguồn cung bị gián đoạn, thiếu hụt, thậm chí không có, hệ thống logistics trên toàn cầu chậm chễ và giá cả tăng vọt. Vậy nên khi các doanh nghiệp có thị trường công việc, có đơn hàng, có hợp đồng dịch vụ lắp ráp, sửa chữa thì cũng phải chờ đợi, mong mỏi nguồn cung nguyên vật liệu, phụ tùng, phụ kiện, máy móc từ nước ngoài nhập về để duy trì hoạt động sản xuất, cho dù vẫn là gián đoạn, cầm chừng.
Doanh thu tụt giảm, giá thành sản phẩm và các dịch vụ lắp ráp tăng cao, tình hình tài chính mất cân đối : COVID-19 bất ngờ làm xáo trộn mọi trật tự vốn có, tác động vô cùng tồi tệ đến mọi nền kinh tế - xã hội, dẫn đến lạm phát, suy thoái kinh tế trên pham vi toàn cầu. Nó gây tâm lý hoang mang lo lắng, thiếu việc làm, thu nhập, đời sống của các lực lượng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng và vô cùng sâu sắc. Các doanh nghiệp quyết tâm tồn tại, lo việc làm, lo thu nhập cho người lao động, nên đã có rất nhiều kế sách để duy trì sản xuất. Nhưng do thị trường sụt giảm, giá cả nguồn cung tăng, chi phí phát sinh cho việc phòng chống dich.v.v, dẫn đến doanh thu của nhiều doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, giá thành tăng cao, nguồn thu không đủ cho những chi phí cho dù đã cắt giảm, tiết kiệm hết mức có thể, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp bị mất cân đối nghiêm trọng.
Để doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa duy trì được sản xuất kinh doanh và trụ được trong thời kỳ đại dịch COVID-19, câu hỏi được đặt ra là: Công việc quản trị phải làm gì và làm như thế nào để ứng phó? Chúng ta cùng nhau tìm giải pháp và chia sẻ:
Thứ nhất: Người quản lý, các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp làm thật tốt công tác tuyên truyền, chia sẻ, động viên, hướng dẫn cũng như có các biện pháp hành chính khác, để tất cả mọi người tuân thủ tuyệt đối chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, chỉ thị, qui định, khuyến cáo của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ y tế, các địa phương về công tác phòng chống dịch. Tăng cường hệ thống báo cáo, thông tin để lãnh đạo doanh nghiệp nhận được những thông tin liên quan chính xác, kịp thời để giám sát vấn đề COVID-19 và những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc quản lý, điều hành.
Thứ hai: Thành lập một ban thường trực của doanh nghiệp để theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình, đánh giá tác động rủi ro, và phải có đủ năng lực, thẩm quyền để áp dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa và cải thiện nào sẵn có của đơn vị để ứng phó với tình huống có liên quan đến tác động của COVID-19. Ban thường trực có lịch làm việc, trao đổi thường xuyên với ban lãnh đạo để có những phương án, giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất với mọi hoạt động của đơn vị.
Thứ ba: Rà soát toàn bộ hệ thống qui chế, qui định để kịp thời điều chỉnh, bổ xung những vấn đề căn bản có đủ tính pháp lý và có hiệu lực thực thi trong trường hợp khẩn cấp khi mà sản xuất kinh doanh và các nguồn lực của doanh nghiệp bị tác động tiêu cực. Đặc biệt là khi đội ngũ cán bộ, nhân viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch như: Sức khỏe, an toàn, tâm lý lo lắng, công việc ít, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
Thứ tư: Đánh giá thực trạng hiện thời của doanh nghiệp, nắm bắt diễn biến kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế; Đánh giá sự sụt giảm của thị trường, đánh giá những gián đoạn, những tiềm ẩn gián đoạn đối với hoạt động và các mối quan hệ kinh doanh; Đánh giá sự đứt gãy nguồn cung, đặc biệt là đánh giá những rủi ro tiềm ẩn và những rủi ro đã được nhận diện từ COVID-19. Từ đó, xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu cụ thể và phù hợp với thực tế thảm họa dịch bệnh, để có kế hoạch mang tính năng động và khả thi cho triển khai thực hiện, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất kinh doanh.
Thứ năm: Tăng cường tối đa việc họp hành, trao đổi công việc, bố trí cho cán bộ, nhân viên làm việc bằng hình thức online, trực tuyến, cũng như khai thác tối đa có hiệu quả hình thức này để thực hiện việc triển lãm, giới thiêu sản phẩm, giới thiệu năng lực của doanh nghiệp với đối tác, với khách hàng, với chuyên gia.v.v. Nếu do yêu cầu công việc, bắt buộc phải đến văn phòng, nhà máy, công trường thì trình tự ưu tiên số một là an toàn, sức khỏe cho cán bộ, nhân viên. Từ đó, thiết lập qui trình, bố trí, xắp xếp và có những qui định nghiêm ngặt, chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tránh sự lây lan của dịch bệnh trong mọi hoạt động của sản xuất cũng như việc đi lại, ăn ở, tiếp xúc với các dịch vụ xã hội.v.v. Việc quản lý, điều hành vấn đề này yêu cầu tính kỷ luật nghiêm ngặt, khoa học và rất linh hoạt theo thực tế.
Thứ sáu: Đánh giá tác động của COVID-19 tới các đối tác kinh doanh, nguồn tài chính và nhà cung cấp dịch vụ chính, xem xét các hợp đồng để xác định bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến trường hợp bất khả kháng, nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ và quyền chấm dứt các điều khoản hợp đồng. Nghiên cứu pháp lý về khả năng tiếp cận với bất kỳ quĩ khẩn cấp nào của Chính phủ hoặc các chương trình khác được khởi xướng, cũng như mức độ phù hợp với phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp thời COVID-19.
Thứ bảy: Doanh thu sụt giảm, khách hàng chậm hoặc không thể trả tiền hợp đồng đã đến hạn, áp lực lãi suất và thời gian trả nợ ngân hàng gia tăng.v.v. Vậy nên phải có giải pháp năng động để cải thiện dòng tiền. Tính toán các chi phí phục vụ duy trì hoạt động, xác định chi phí cố định, chi phí phòng chống dịch, chi phí khẩn cấp thảm họa, kiểm soát hàng tồn kho, cắt giảm đầu tư nếu có thể, xem xét về thời điểm trả cổ tức, điều chỉnh thời gian làm việc và cân đối thanh toán các khoản thu nhập cho cán bộ, nhân viên phù hợp với thực tiễn thời COVID-19.v.v, đó là căn cứ xác định thời gian tiếp tục duy trì của doanh nghiệp và tiếp cận với các tổ chức ngân hàng, tín dụng cũng như các đối tác kinh doanh để cùng chia sẻ.
Thứ tám: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết, khả thi cho phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch và có chương trình cụ thể để giữ quan hệ với đối tác, thị trường. Tận dụng thời gian giãn cách và có biệt pháp an toàn để củng cố nguồn lực như đào tạo, tập huấn, bổ túc các kỹ năng chuyên ngành cũng như kiến thức về công nghệ mới.v.v, để sẵn sàng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới và bắt kịp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang còn diễn biến rất nguy hiểm và rất phức tạp trên khắp hành tinh, thì rất khó mô tả được hết những thách thức cũng như nêu đầy đủ các giải pháp ứng phó để doanh nghiêp cơ khí vừa và nhỏ nội địa tồn tại, vượt qua thảm họa. Rất mong các nhà quản lý, các chuyên gia, các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ nội địa phân tích thêm các vấn đề liên quan, đặc biệt là chia sẻ về các giải pháp ứng phó, để cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau đứng vững, vượt qua thời COVID-19 khốc liệt này.
Lilama Sea vươn ra biển lớn với dự án 90 triệu USD tại Vương quốc Brunei (ckds.vn)
- Một góc nhìn về xuất nhập khẩu 2023 và những vấn đề liên quan đến thực hiện các FTA theo...
- Vận tải đường sắt và Đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam. Những vấn đề nóng.
- Công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
- Tiến bộ đáng kể và đề xuất táo bạo cho công nghiệp hỗ trợ: Cách việt nam định hình tương...
- Xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cơ khí: Động lực cho tăng trưởng kinh...
- Xử lý cánh tua bin điện gió hết hạn sử dụng
- Động lực tăng trưởng mới cho ngành Công Thương
- Cần từ bỏ vốn ODA và kiến tạo thị trường xây dựng đường sắt đô thị cho doanh nghiệp cơ...
- Nhiều ý tưởng, đề xuất tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp
- Đã đến lúc cần tái cấu trúc cơ cấu kinh tế Việt Nam: cân đối đầu tư, xuất khẩu,…