Các quốc gia muốn độc lập, tự chủ, muốn phát triển được, muốn vượt qua được bẫy thu nhập trung bình không có cách nào khác phải làm chủ được khoa học công nghệ (KHCN) đặc biệt trong ngành cơ khí chế tạo.
Trong thập niên gần đây công nghệ trong lĩnh vực cơ khí đã phát triển rất nhanh chóng với những công nghệ có tính cách mạng trong gia công, chế tạo giúp nâng cao đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm trong ngành cơ khí. Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây với sự trỗi dậy của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa công với ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhiều công ty trên khắp thế giới đã có những động thái hành xử theo cách của “kẻ mạnh”, của kẻ nắm được công nghệ, của “kẻ làm chủ cuộc chơi” và đã có những động thái chèn ép các đối tác một cách bất bình đẳng.
Các quốc gia muốn độc lập, tự chủ, muốn phát triển được, muốn vượt qua được bẫy thu nhập trung bình không có cách nào khác phải làm chủ được khoa học công nghệ (KHCN) đặc biệt trong ngành cơ khí chế tạo.
Câu hỏi là để ngành cơ khí Việt Nam phát triển và đóng góp đúng giá trị của mình trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước chúng ta cần phải phát triển khoa học công nghệ thế nào. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn để cùng chia sẻ và trao đổi với độc giả.
Cơ khí Thế giới: 38 xu hướng công nghệ mới
Theo Mechanical E-Notes, ngành cơ khí hiện có 38 xu hướng công nghệ mới đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, trong đó có một số công nghệ nổi bật có thể kể ra như sau: Công nghệ in 3D; Công nghệ kết nối vạn vật; Xe điện; Công nghệ sản xuất số; Công nghệ y-sinh; Công nghệ xanh; Công nghệ Nano; Năng lượng mới và năng lượng tái tạo; Cơ điện tử; Robot; Vật liệu thông minh; Hệ thống tự động hóa thông minh; CAD, CAM; Máy nông nghiệp; Giải pháp về năng lượng; Xe tự hành; Tối ưu hóa sản xuất; Cắt gọt tốc độ cao; Vi Cơ-điện tử; Mô phỏng số; Hyperloop; Mô phỏng động lực học; Công nghệ điều hòa thông gió hiện đại…
Những xu hướng công nghệ mới này đã đem lại những thay đổi cơ bản trong công nghệ sản xuất, nó tạo ra hệ thống sản xuất với năng suất của hệ thống và chất lượng sản phẩm vượt trội. Đơn cử, với công nghệ in 3D được ứng dụng trong lĩnh vực hàng không, nhiều cụm chi tiết phức tạp trước đây phải chế tạo và lắp ghép rất tốn kém và mất thời gian, nay đã được thay bằng một chi tiết với chi phí chế tạo và thời gian gia công giảm chục lần, giá thành giảm 2 đến 3 lần. Hầu như tất cả các Tập đoàn chế tạo máy bay lớn như Boing Airbus, GM, Hanwa… đều đã ứng dụng phổ biến công nghệ này. Hay nói về những công nghệ rất hiện đại nhưng cũng rất gần với các doanh nghiệp Việt Nam: Cắt gọt cao tốc, cắt bằng laser, đây là những công nghệ cao đã được áp dụng tương đổi phổ thông, nó không những tạo ra một năng suất vượt trội mà còn thay đổi công nghệ gia công truyền thống như gia công tinh bằng cắt gọt sau nhiệt luyện, điều mà trước đây bắt buộc phải dùng công nghệ mài…
Về xu hướng cạnh tranh trong một thập niên trở lại đây, đặc biệt sau 2 năm đại dịch, hàng hóa, máy móc, thiết bị trở nên khan hiếm, cung không đủ cầu, các nhà cung cấp bất chấp những qui định, những thông lệ quốc tế mà bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với giá cắt cổ. Nhiều hạng mục máy móc thiết bị, nhiều mặt hàng vật tư sắt thép, nhiều dịch vụ vận chuyển trong thời gian qua tăng giá đến 200%, 300%. Như vậy,nếu không làm chủ được công nghệ nền tảng, cơ bản đặc biệt của ngành cơ khí, chúng ta sẽ bị làm giá, sẽ bị phụ thuộc.
Con đường nào để làm chủ công nghệ tiên tiến?
Khoa học công nghệ ngành cơ khí đã phát triển vượt bậc trong thập niên gần đây, việc làm chủ KHCN trong lĩnh vực cơ khí là cực kỳ cần thiết để nền kinh tế phát triển và đảm bảo độc lập, tự chủ, tuy nhiên, con đường nào có thể giúp chúng ta là chủ những công nghệ tiên tiến. Kinh nghiệm của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc có thể cho chúng ta một số bài học hữu ích. Hàn Quốc, Trung quốc ở giai đoạn đầu của sự phát triển có những cơ chế bảo hộ nhất định cho những sản phẩm có volume thị trường nội địa lớn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nghiên cứu, mua bán, nhận chuyển giao công nghệ. Song song với việc được Nhà nước hỗ trợ về thị trường nội địa, chính sách nội địa hóa, các doanh nghiệp trong nước dần làm chủ công nghệ và mở rộng thị trường ra toàn cầu. Một ví dụ điển hình là việc Trung Quốc làm chủ công nghệ sản xuất, chế tạo, xây dựng đường sắt cao tốc và đường tàu điện ngầm. Từ chủ trương, qui hoạch của Chính phủ về xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc, đường tàu điện ngầm, Trung quốc xác định được đây là một lĩnh vực cần đầu tư rất lớn nếu đấu thầu dựa vào nhà thầu nước ngoài để xây dựng thì Trung quốc không đủ năng lực tài chính để xây dựng được hệ thống đường sắt khổng lồ như qui hoạch. Từ đó nhà nước Trung quốc giao nhiệm vụ cho một số viện, một số công ty liên doanh, hợp tác, mua nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài, sau hơn 2 chục năm thực hiện chiến lược này, ngày nay Trung quốc đã trở thành một quốc gia có số km đường sắt cao tốc đứng đầu thế giới với khoảng 37.000 km gấp nhiều lần số km của các nước đứng sau. Nếu không gắn liền việc chuyển giao công nghệ với xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc, chắc chắn Trung Quốc không thể có hệ thống đường sắt cao tốc như hiện nay. Ngoài cơ chế kể trên còn rất nhiều cơ chế khác như nước Hàn Quốc, Trung Quốc đã áp dụng để làm chủ KHCN nhưng tôi cho rằng đây là cơ chế quan trong nhất, quyết định sự thành công của phát triển KHCN.
Nhiều thách thức cần nghiên cứu để vượt qua
Về lộ trình để làm chủ được công nghệ có một số cách thức sau: Mua nhà máy, dây chuyền sản xuất kèm theo chuyển giao công nghệ như Vinfast mua dây chuyền sản xuất ô tô của BMW; Mua công nghệ, patent như Viện NARIME mua công nghệ thiết kế, chế luyện bô xít; Liên doanh với các công ty có công nghệ sau đó học hỏi và làm chủ công nghệ trong quá trình vận hành; Giải mã công nghệ. Hai phương án sau được các công ty Trung quốc thực hiện rất thành công… Với tất cả các cách thức làm chủ công nghệ kể trên, việc có thị trường để ứng dụng là quan trong nhất, nếu không tất cá các công nghệ có được cũng “đút ngăn kéo” và trở nên vô dụng. Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc nhận chuyển giao công nghệ và tạo thị trường này rất cần có cơ chế của Chính phủ, ví dụ nếu không có thị trường được bảo hộ là hệ thống đường sắt rộng lớn, thì không một công ty tư nhân nào trên thế giới có thể đủ năng lực đầu tư để nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất có lãi sau khi làm chủ được công nghệ.
Quay lại ngành cơ khí Việt Nam, chúng ta cần làm chủ công nghệ trong lĩnh vực nào trong hàng vài chục lĩnh vực công nghệ mới của ngành cơ khí? Theo tôi, ở đây rất cần sự định hướng, dẫn dắt của các nhà quản lý. Trước hết các nhà quản lý, các bộ ngành cần xây dựng chiến lược phát triển của ngành, từ đó dự đoán được đầu tư công cũng như sức mua của thị trường những giai đoạn nhất định. Với những lĩnh vực có volume thị trường lớn, hoặc cần đảm bảo độc lập tự chủ, ta phải định hướng cho các viện, trường, doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, mua bán làm chủ công nghệ. Có như vậy các doanh nghiệp mới dám đầu tư vào công nghệ, bằng không nếu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài chúng ta sẽ bị “bóp chết” ngay trong trứng nước.
Những lĩnh vực cần tập trung làm chủ với sự hỗ trợ của Nhà nước
Với cách nghĩ như vậy tôi nghĩ một số công nghệ trong các lĩnh vực chúng ta cần tập trung làm chủ và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước cho ngành cơ khí gồm: công nghệ ô tô điện; máy canh tác và chế biến trong nông nghiệp (chỉ có làm chủ công nghệ chúng ta mới có máy móc phù hợp hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam); xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm; công nghệ cho các nhà máy thủy, nhiệt điện, nhà máy phát điện sinh khối và xử lý rác; công nghệ trong khai thác chế biến bô xít; công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn mẫu và công nghêcông nghệ cơ điện tử. công nghệ chế tạo thiết bị y tế, công nghệ robot và ứng dụng… Riêng trong công nghệ sản xuất vũ khí ít nhất ta cần làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa các loại.
Về tổ chức thực hiện, cần lấy doanh nghiệp là nơi triển khai thực hiện, các Viện, trường là nơi nghiên cứu công nghệ mới, giải mã công nghệ, tiếp thu, làm chủ công nghệ nhận chuyển giao. Đây cũng là kinh nghiệm từ Trung Quốc, hầu hết các Viện của Trung Quốc bao gồm các ngành nghề đã được Nhà nước giao cho nhiệm vụ làm chủ công nghệ, phụ trách phần tính toán, thiết kế cũng như kỹ thuật của dự án. Đến nay các Viện của Trung Quốc đã phát triển thành các công ty tư vấn nắm những công nghệ trọng yếu cho các ngành kinh tế, kỹ thuật của đất nước.
Qua bài học của các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy:
Chính phủ sẽ là người “nhạc trưởng” gắn kết sự phát triển nền kinh tế xã hội với các nhiệm vụ KHCN.
Đánh giá về việc phát triển KHCN tại Việt nam hiện nay, có thể nói KHCN chưa làm tròn sứ mạng, chưa thực sự là đòn bảy để phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế, hoạt động KHCN còn rời rạc, tự phát, các đề tài nghiên cứu còn nhỏ lẻ và không có tính lan tỏa…Nguyên nhân chính theo tôi là chưa gắn kết được chương trình phát triển kinh tế xã hội với chương trình phát triển KHCN. Đơn cử, ở Hàn Quốc hay Trung quốc để chuẩn bị cho việc xây dựng, phát triển mạng lưới tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc, Bộ Giao thông phải giao cho các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu liên quan xây dựng lộ trình để nội địa hóa, phải chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực, phải gắn kết những dự án đường sắt đầu tiên với chương trình chuyển giao công nghệ của nhà thầu nước ngoài… Nhưng tôi không hề thấy Việt Nam có một chút động thái nào của việc phát triển KHCN chuẩn bị cho chương trình xây dựng đường sắt cao tốc, mạng lưới tàu điện ngầm, mặc dù, giá trị đầu tư cho hai chuong trình này lên tới cả trăm tỷ USD. Vấn đề này hầu như, cũng tồn tại cho tất cả các chương trình phát triển kinh tế khác.
Hy vọng, trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới đây, Chính phủ sẽ là người “nhạc trưởng” gắn kết sự phát triển nền kinh tế với các nhiệm vụ KHCN, Với định hướng của Đảng và Chính phủ như vậy tôi tin ngành cơ khí sẽ làm chủ được những công nghệ tiên tiến, làm chủ việc sản xuất hàng hóa đáp ứng tiêu dùng, làm chủ những công trình xây dựng lớn của đất nước đồng thời tham gia sâu và chắc chắn hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một vài ý kiến chủ quan, rất mong được chia sẻ với các đọc giả và nhận được những ý kiến đóng góp. Nhứng ý kiến đóng góp sẽ được Hiệp hội tổng kết và kiến nghị tới các bộ, ngành và Chính phủ trong thời gian tới./.
NGUỒN NĂNG LƯỢNG XANH CẦN SỚM KHAI THÁC Ở VIỆT NAM (ckds.vn)
Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực cơ khí: chất hơn lượng (Kỳ 1) (ckds.vn)
Công nghiệp chế biến chế tạo yếu kém, mơ thành quốc gia phát triển?(Kỳ 2) (ckds.vn)
- SUY NGHĨ VỀ VIỆC CÂN NHẮC ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM THỜI...
- Ngành cơ khí tự lực, tự cường cần nhiều “chim đầu ngành” trong nghiên cứu, làm chủ ứng...
- Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Hoa Kỳ
- Thị trường Cơ khí Việt Nam cần “bàn tay” Chính phủ hỗ trợ để không bị thua trên “sân nhà”.
- Phát triển Cơ khí và Công nghiệp Hỗ trợ
- “Kết nối cùng phát triển” trong Kỷ nguyên số
- 6 nhóm nhiệm vụ với 11 giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi...
- Đóng góp giải pháp cho “3 đột phá chiến lược” của Chính phủ
- SỨC CHỐNG CHỌI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO CƠ KHÍ VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
- Doanh nghiệp Việt Nam làm EPC sẽ tiết kiệm chi phí ít nhất 30% giá trị dự án.