Đã đến lúc cần tái cấu trúc cơ cấu kinh tế Việt Nam: cân đối đầu tư, xuất khẩu,…

Có thể nói bức tranh kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang có nhiều gam màu xám, và nền kinh tế toàn cầu đang được dự báo tăng trưởng chậm lại cho tới tận 2024. Tuy nhiên,vẫn thấy các công ty, tập đoàn quốc tế tăng trưởng cao đều là những công ty công nghệ: Apple, Google, Nvidia, Microsoft, Telsla,… 5 công ty này tăng vốn hóa lên 120% trong 3 năm rưỡi,… Do đó, chúng ta thấy khoa học công nghệ, công nghệ thông tin được đưa vào trong các lĩnh vực sẽ là một mảng vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp qua đó nền kinh tế hồi phục và phát triển.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu: sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam sẽ khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường, trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch...

Do đó, phục hồi kinh tế toàn cầu chững lại và tiếp tục tiến triển chậm, lạm phát cao, lãi suất tăng cao, khiến người dân, ngân hàng thích nghi với việc tiếp cận vốn đắt đỏ hơn. Đồng thời giá tài sản hạ khiến suy thoái cân đối kế toán. Trung Quốc không còn là nguồn cầu xấu nhất như năm 2009. Tình hình tài khóa Việt Nam yếu hơn số liệu cho thấy do các khoản tiêu được chuyển sang cân đối kế toán của các doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cần phát triển công cụ tài khóa nghịch, không nên dựa vào chính sách tiền tệ trong giai đoạn cầu yếu. Cần có công cụ mới để tăng vốn dài hạn trong nước cho chuyển dịch năng lượng.

Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khóa hơn: Đầu tư công phân mảnh quá dàn trải từ trung ương đến địa phương, các công trình lớn không nhiều, và đặc biệt không gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại,…Điều này cho thấy tỷ lệ đầu tư công trên GDP giảm, ngày càng địa phương hóa và đầu tư công từ Trung ương chiếm một phần nhỏ của GDP.Đầu tư công ở Việt Nam cũng bị phân cấp vào loại cao nhất trên thế giới.Việt Nam là một trong những nước phân cấp cao nhất trên thế giới. Chi cho cơ sở hạ tầng tương đối cao nhưng lãng phí nhiều, trùng lặp và dự án nhỏ không hiệu quả.

Theo ông Jonathan Pincus, Kinh tế trưởng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam cần lật ngược suy giảm trong đầu tư công để đối mặt với chuyển dịch năng lượng và khí hậu.Việt Nam cần đầu tư từ 11-14 tỷ USD một năm vào năng lượng tái tạo. Ngân hàng thế giới ước tính cần thêm 6,8% GDP một năm cho tới năm 2040. Các mặt hàng chế biến xuất khẩu, công nghiệp hay nông nghiệp đều cần phải quan tâm đến các yếu tố bền vững, bảo vệ môi trường.

Thị trường tài chính của Việt Nam nhỏ và nông sẽ không đáp ứng được nhu cầu trên kể cả có những chương trình giảm thiểu rủi ro. Do đó, các ngân hàng của Việt Nam quan tâm đến nhiệm vụ thúc đẩy chuyển dịch công bằng sang nền kinh tế sử dụng ít các bon, đáp ứng với yêu cầu bảo vệ khí hậu. Tài chính đầu tư cho những lĩnh vực trên cần nhiều nguồn: vay, tài trợ nợ, cổ phần trực tiếp, tài chính hỗn hợp,.. Chính sách tài khóa cho cá doanh nghiệp tư nhân của Việt nam có thể phần nào giảm thiểu nhưng chỉ dự vào những dự án có lợi nhuận thì sẽ không thể thay đổi được cục diện.

Phục hồi tổng cầu là chìa khóa của sự tăng trưởng

Khó khăn của kinh tế thế giới, nhất là việc giảm nhu cầu tiêu dùng tác động rất mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, phục hồi tổng cầu là “chìa khóa” thúc đẩy tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Vấn đề là lựa chọn chính sách nào để kích thích tổng cầu, vừa đạt mục tiêu vừa hạn chế “tác dụng phụ”, không tạo ra hệ lụy lâu dài.

Đứng trước vấn đề trên, Tọa đàm Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng tưởng kinh tế ngày 11/7/2023 đã tổng kết toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, đánh giá tổng cầu nền kinh tế trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất những giải pháp có tính chiến lược, kịp thời nhằm phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.

Tọa đàm cũng đánh giá tổng cầu và các thành phần tổng cầu của nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước mới. Đồng thời, đề xuất định hướng và chính sách khôi phục tổng cầu của nền kinh tế để duy trì động lực và mức độ tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Công nghiệp chế biến chế tạo, xuất khẩu,… sụt giảm

Ông Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tốc độ tăng trưởng quý II/2023 tuy hồi phục nhẹ nhưng không khả quan ở tất cả các khu vực, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng. Sản xuất công nghiệp đối mặt với một năm đầy khó khăn trong bối cảnh giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước đối tác thương mại lớn do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Việc đạt mục tiêu tăng trưởng theo 2 kịch bản 6% và 6,5% đều rất thách thức. “Có lẽ cần dần quen với tăng trưởng thấp ổn định”, ông Nguyễn Đức Trung chia sẻ quan điểm. Bởi theo ông Phamj Thế Anh, tốc độ tăng trưởng trung bình đang chậm lại qua các giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn đang trở nên biến động hơn.

Nền tảng phục hồi không chắc chắn: công nghiệp chế biến chế tạo liên quan đến xuất khẩu và bất động sản sụt giảm mạnh; Đầu tư công giúp thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng; Sản xuất và phân phối điện cải thiện nhờ thời tiết,… Có lẽ điều đáng nói ở đây là sản xuất công nghiệp suy giảm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp nói chung và sản xuất chế biến chế tạo nói riêng trong quý 2 lần lượt tăng 1,56% và 1,18% nhưng chỉ số sản xuất của các ngành này gần như không đổi. Sản lượng nhiều ngành chủ chốt trong công nghiệp chế biến ché tạo tiếp tục suy giảm. Điều đáng nói là sản xuất máy móc thiết bị tăng 1,% quý 1 thì đến quý 2 lại -10,4%, sản xuất xe có động cơ quý 1 -9,4% và tăng nhẹ quý 2 nhưng vẫn -4,8% và công nghiệp chế biến chế tạo khác cũng đều tăng trưởng âm. Và theo nguồn của S/P Global thì san xuất công nghiệp Việt Nam suy giảm mạnh 7/8 tháng gần đây PMI ở dưới ngưỡng 50 điểm.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay, theo ông Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, là tổng cầu suy giảm mạnh, cả 3 động lực từ phía cầu đều suy yếu.

Như trên đã phân tích, Đầu tư công tăng khá nhưng còn thấp so với kế hoạch, các thành phần đầu tư khác đều yếu. Trong đó, đầu tư tư nhân tăng rất chậm do lãi suất cao, khó tiếp cận tín dụng và phát hành trái phiếu/cổ phiếu, đặc biệt là do niềm tin giảm sút.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ổn định nhưng dự báo khó tăng mạnh cho tới khi kinh tế thế giới khởi sắc và xuất khẩu hồi phục.

Động lực thứ ba là xuất nhập khẩu giảm mạnh qua các quý. Xuất khẩu có xu hướng tiếp tục khó khăn, nhất là với hàng tiêu dùng không thiết yếu và liên quan đến nhà ở, rủi ro mất đơn hàng.

Nhìn từ triển vọng toàn cầu, theo ông Jonathan Pincus, Kinh tế trưởng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi nhưng chậm trong năm 2023. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là giá nhiên liệu giảm, tăng trưởng lao động vẫn tốt. Tác động tới Việt Nam rõ nét trong năm nay là cầu xuất khẩu sẽ tiếp tục yếu.

Còn theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới World Bank: Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm đang đè nặng lên nền kinh tế. Nhiều khó khăn thách thức đang ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo sang Mỹ, EU và Trung quốc. Trong khi hoạt động liên quan đến xuất khẩu chiếm gần một nửa giá trị gia tăng ở Việt Nam, đẩy nền kinh tế phải đối diện với thách thức suy thoái toàn cầu.

Tập trung nhiều hơn đầu tư vào hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghệ,..

Đề xuất một số chính sách cho Việt Nam, bà Dorsati Madaniđã khuyến nghị, cần hành động ngay: Tăng đầu tư công theo kế haochj bao gồm gói hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 (1,8%GDP), Tính đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ giải ngân mới 28% là rất thấp. Do đó tăng cường và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; Xác định mục tiêu và chất lượng thực hiện cũng là vấn đề. Chiến lược phát triển không gian quốc gia đã được thông qua để ưu tiên những hoạt động đầu tư quan trọng và xương sống vào các vùng quan trọng, khu vực tăng trưởng. Bà dẫn chứng hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền tải và lưới điện (không có dự án nào kể từ năm 2016 là một ví dụ rõ ràng về việc Việt Nam đang tự hủy hoại tiềm năng tăng trưởng của mình. Hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi cú sốc liên quan đến suy giảm kinh tế toàn cầu.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thiên đã trao đổi trong diễn đàn: Khi khó khăn, cũng là lúc chúng ta nhận diện lại nền kinh tế và Tái cơ cấu khó khăn do nền kinh tế hay do thể chế, chúng ta cần xử lý nền kinh tế quá khó khăn, kiệt quệ không thể như một nền kinh tế bình thường được. Chúng ta phần lớn chưa có giải pháp cụ thể mà chỉ có giải pháp định hướng. Chúng ta cứ nói đến tăng trưởng vậy nền kinh tế kiệt quệ, doanh nghiệp cứ chết đi, thì tăng trưởng chúng ta sẽ dựa vào đâu?Người dân sẽ sống bằng gì?và công tác an sinh xã hội sẽ được xử lý ra sao? Thực sự nền kinh tế đang bị tổn thương, cần phải có giải pháp đột phá, nhận diện lại nền kinh tế và phát triển nền kinh tế tự lực, kinh tế nội địa.

Trong khi ông Nguyễn Đình Cung cho rằng hơn 30 năm, chúng ta vẫn loay hoay đi tìm lối ra; đánh giá của các cơ quan Bộ ngành, Nhà nước không sát tình hình thực tế, nên việc ra các quyết sách chậm với thức tế rất nhiều, việc đầu tư công chính phủ chưa kiểm soát được; ra chinh sách thuế giảm giá trị gia tăng cũng chỉ 6 tháng,… Đừng quá hy vọng đầu tư tư nhân, đầu tư công mãi không xong một số dự án, hoặc quá chậm trễ đối với một số dự án quan trọng,.. Vậy hóa giải cho những việc trên, ông Cung có ý kiến như:Triển khai ngay, tìm ngay nhà thầu, thực thi bởi quy hoạch và chủ trương lâu rồi, nên xem lại Luật đầu tư công, nhiều thứ ngăn cản thì đề xuất bỏ đi.

Theo Ông Đậu Tuấn Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, các chuyên gia đều cho thấy sức khỏe của nền kinh tế yếu khi tổng cầu sụt giảm. Chúng ta đã nhìn rõ khó khăn do thị trường hay chính sách. Chúng tôi cho rằng trong giai đoạn này chính sách có định hướng nhưng thực hiện thì khác nhau, dẫn đến doanh nghiệp gặp muôn ngàn khó khăn. Tôi cho rằng, lúc này doanh nghiệp xuất khẩu đã khó, nhưng xuất khẩu xong không được hoàn thuế, họ phải ngừng sản xuất, vốn doanh nghiệp bị đọng, do phải giải trình,…

Trong lúc nền kinh tế đang kiệt quệ, nhưng Bộ Tài chính lại đang xem xét điều chỉnh đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như game online, dù Luật công nghệ số không ai đánh thuế game online, hay những công nghệ của tương lai,… Điều này dẫn đến trong tình hình này, doanh nghiệp thành lập vốn đã ít gặp cơ chế chính sách không ưu đãi, các thế hệ doanh nghiệp trẻ có thể đầu tư tại Singapore, và các nước khác trong khu vực,..chưa kể thời gian tới, sẽ còn có nhiều chính sách khác điều chỉnh và chi phí doanh nghiệp sẽ tăng cao do thêm các khoản phí về bảo vệ môi trường,… doanh nghiệp cũng sẽ rất khó.

Việt Nam đang được các chuyên gia đánh giá cao với tiềm năng lớn trong phát triển năng lượng xanh, đầu tư xanh, thị trường này khá lớn có thể lên tới 130 tỷ USD, cần có chính sách phù phù hợp để các bên có thể tham gia ngay, giúp hồi phục nhanh nền kinh tế. Mảng này sẽ bù đắp cho những mảng công việc truyền thống nếu không kịp chuyển đổi sản xuất xanh. Việt Nam cần cân đối cả tái cấu trúc xuất khẩu, tránh mất cân đối giữa FDI và doanh nghiệp trong nước. Tái cấu trúc sản xuất bên cạnh không chỉ giá trị gia tăng mà cần gia tăng hàm lượng công nghệ, thương hiệu, mẫu mã,..đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Trong tình hình kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 – do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).

Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 232,2 nghìn tỷ đồng, chỉ tương đương 33% so với kế hoạch năm. Vốn thực hiện từ khu vực ngoài Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, so với mức tăng trong năm 2022 là 9,5%.

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ, so với mức tăng 7,9% trong năm 2022.