Tính đến thời điểm hiện tại, sự phát triển thị trường robot ở Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực. Ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng robot ở Singapore dẫn đầu với tỷ lệ 488 robot mỗi 10 000 công nhân, theo sau là Thái Lan và Malaysia với tỷ lệ 45 và 34 robot. Theo đánh giá cho thấy, robot lắp đặt ở Việt Nam chủ yếu mới được sử dụng trong ngành Điện tử, Ô tô xe máy,…
Nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam được liệt vào một trong những nước có sự chuẩn bị yếu nhất cho Nền công nghiệp 4.0 theo báo cáo của Diễn đàn kinh thế thế giới (World Economic Forum), xếp hạng thấp trong hạng mục cách mạng khoa học và công nghệ.
Để cải thiện tình trạng này, Chính phủ đã và đang tập trung phát triển Sáng kiến và Luật pháp để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa. Trong suốt 10 năm qua, ngành công nghiệp nói chung, phát triển cơ khí, tự động hóa nói riêng được coi là xương sống của nền kinh tế. Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, chế tạo máy - tự động hóa là một trong bốn hướng công nghệ ưu tiên, bên cạnh công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Nhu cầu về robot ở Việt Nam đang tăng trưởng như một xu hướng quan trọng nhằm đón đầu xu hướng Robotics và công nghệ cao để giảm nhân công và chi phí vận hành, tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Robot được sử dụng ngày càng phổ biến trong nhà máy sản xuất thiết bị di động, đồ uống, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chế biến, chế tạo.
Tương quan thị trường robot Việt Nam và Thế giới
Số lượng robot lắp đặt trên toàn thế giới
Nguồn: World Robotics 2020 |
Phân bổ theo ngành Ô tô xe máy – 27% | Điện, điện tử-24% | Cơ khí- Chế tạo máy 12% | Đồ uống – 5% | Hóa học, nhựa – 5% | Khác – 29% |
Số lượng robot đã được lắp đặt tại Việt Nam Nguồn: Statista 2021 |
Phân bổ theo ngành Điện tử - 86% | Ô tô xe máy – 6 % |
Theo như số liệu ở trên, robot lắp đặt ở Việt Nam chủ yếu sử dụng trong ngành Điện tử, nơi Việt Nam hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn Điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple. Tiếp theo là ngành Sản xuất ô tô, xe máy với sự đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn Vinfast và một số số ngành nghề khác.
Các nhà máy Việt Nam cũng như các nhà máy FDI tại Việt Nam nói chung và nền công nghiệp chế tạo và phụ trợ Việt Nam nói riêng đã có sự chuyển mình đáng kế và việc sử dụng robot như một công cụ hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất đang được nhiều Doanh nghiệp quan tâm. Sử dụng robot là xu hướng tất yếu, ở Việt Nam việc ứng dụng robot đang hoàn toàn là các vấn đề của các doanh nghiệp mới được định hướng ưu tiên mà chưa có chiến lược cụ thể. Để tăng năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm… chúng ta cần một chương trình hoạch địch dài hạn, có tính thống nhất cao để tạo đường lối áp dụng robot công nghiệp một cách thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp.
Lợi ích khi sử dụng hệ thống robot:
-
- Đảm bảo chất lượng tốt hơn và nhất quán hơn: Cùng với các công nghệ khác - chẳng hạn như Internet công nghiệp (IIoT) hoặc robot in 3D, Industrial Robotics có thể hỗ trợ hoặc tiến hành một vài quy trình trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn với thao tác chính xác, đáng tin cậy. Các lợi ích khác bao gồm giảm thời gian và giám sát theo thời gian thực để cải thiện hiệu suất, bảo trì phòng ngừa.
- Nâng cao năng suất: Một Industrial Robotics tăng tốc độ cho các quy trình sản xuất bằng cách duy trì hoạt động 24/7 vì robot không cần nghỉ ngơi sau 8 tiếng làm việc hay thay đổi ca. Tốc độ và độ tin cậy của Industrial Robotics giúp giảm thời gian thực hiện cùng một nhiệm vụ so với con người và tối đa hóa năng suất.
- An toàn hơn: Sử dụng Industrial Robotics cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại có nghĩa là ít rủi ro thương tích hơn cho công nhân, đặc biệt là khi việc sản xuất phải diễn ra trong điều kiện tiêu cực. Ngoài ra, người giám sát có thể giám sát trực tuyến quá trình hoạt động của robot hoặc từ một địa điểm ở xa.
- Giảm chi phí lao động trực tiếp: Chi phí cho một công nhân có khả năng đa nhiệm, thực hiện được nhiều công việc sản xuất thường đắt đỏ hơn cả dùng Industrial Robotics. Điều này có nghĩa là dùng "robot" có khả năng giảm chi phí lao động trực tiếp, có thể "giải phóng" công nhân để các kỹ năng và chuyên môn của họ được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh khác như kỹ thuật, lập trình và bảo trì.
- Thúc đẩy sản xuất và phát triển nhiều ngành công nghiệp: Một số người lập luận rằng Industrial Robotics đang lấy đi việc làm của nhiều công nhân nhưng điều đó không thực sự chính xác. Industrial Robotics thường được tích hợp vào một loạt các hoạt động đòi hỏi chuyên môn của con người.
- Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2023: Sáng tạo, kết nối cho ngành cơ khí
- Khai mạc Vinamac Expo 2023: Động lực cho phát triển công nghiệp và kết nối quốc tế
- Công cụ GenAI mới của Toyota đang thay đổi thiết kế phương tiện
- Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (Hanoi MIP 2023)
- Chính thức khai trương Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 9 về Cơ khí chính xác và Sản...
- Hơn 1000 gian hàng tham dự triển lãm Vinamac Expo 2023
- Hội chợ Công nghiệp Hỗ trợ Đà Nẵng 2023: Kết nối và Khởi động sự bứt phá
- Gia công CNC trong sản xuất cơ khí: Tối ưu hóa thiết kế và lựa chọn vật liệu
- Khám phá các giải pháp kim loại chống ăn mòn cho tương lai bền vững
- Dành dự án cho các Tổng thầu EPC là doanh nghiệp Việt, chúng ta sẽ làm chủ công nghệ và...